Nhịp lấy đà
Nhịp lấy đà (anacrusis hoặc Up beat) là một khái niệm mang trong âm nhạc dùng để dùng để chỉ khoảng thời gian của một nốt hoặc một dãy nốt nhạc đầu tiên của một bản nhạc hoặc một phần nhạc nào đó. Nhịp lấy đà được sử dụng để chuẩn bị hoặc để tạo ra sự kỳ vọng và mang lại cảm giá thú vị cho người nghe trước khi âm nhạc chính thức bắt đầu.
Với bản nhạc thông thường, nhịp lấy đà đặt ở đầu bản nhạc và không có đủ số phách so với số chỉ nhịp. Do vậy, nhịp lấy đà hay còn gọi là nhịp thiếu.
Chúng ta quan sát trường hợp sau:
Trong hợp này, âm nhạc trình bày ở nhịp 3/4. Ô nhịp thứ nhất chỉ có 1 hình nốt đen. Ô nhịp thứ hai là 3 hình nốt đen. Ở nhịp 3/4, mỗi phách trường độ tương ứng là 1 hình nốt đen. Vậy, ô nhịp thứ hai đã đủ 3 phách. Sang ô nhịp thứ 3 là một hình nốt trắng và 1 hình nốt đen, nốt trắng 2 phách + nốt đen 1 phách => tổng là 3 phách; cũng là nhịp đủ. Tương tự các ô nhịp còn lại cũng đủ 3 phách. Trong khi ô nhịp đầu tiên lại có sự khác biệt.
Nhịp 3/4 thông thường cần 3 phách trong một ô nhịp mới đủ, nhưng ở đây ô nhịp này chỉ có 1 phách; còn thiếu tới 2 phách. Do vậy, khi mà ô nhịp đầu tiên bị thiếu phách so với số chỉ nhịp thì đây chính là nhịp lấy đà.