Số chỉ nhịp:
Chúng ta thấy rằng trong các bản nhạc có rất nhiều ký hiệu hoặc biểu tượng cho âm nhạc. Số chỉ nhịp (time signature) cũng có thể được xem là một biểu tượng đặc biệt cho âm nhạc. biểu thị cách thời gian trong một đoạn nhạc được chia thành các phần bằng nhau.Số chỉ nhịp này bao gồm hai con số là số bên trên và số bên dưới, được viết dưới dạng một phân số nhưng mang ý nghĩa của âm nhạc.
Con số bên trên cho chúng ta biết rằng trong một ô nhịp sẽ chia ra thành bao nhiêu phần đều nhau về thời gian. Mỗi phần đều nhau đó sẽ được tính là một phách. Vậy số bên trên cho chúng ta biết số lượng phách trong một ô nhịp hoặc trong một ô nhịp có bao nhiêu phách.
Con số bên dưới cung cấp cho chúng ta thông tin về giá trị trường độ (tức là độ dài) của mỗi phần thời gian được chia đều trong ô nhịp đó. Hay nói một cách khác, số bên dưới chính là giá trị trường độ của mỗi phách. Mà giá trị trường độ này được tính dựa trên một hình nốt cố định bằng cách lấy nốt tròn chi cho số bên dưới chúng ta sẽ được hình nốt tương ứng.
A: trong 1 ô nhịp có bao nhiêu phách
B: mỗi phách có trường độ = hình nốt gì? (nốt tròn/ B=> hình nốt tương ứng)
Ví dụ: Nhịp 2/4
2: trong 1 ô nhịp có 2 phách
4: trường độ mỗi phách là 1 hình nốt đen (vì nốt tròn chia làm 4 được 1 hình nốt đen )
+ Hãy xét trường hợp sau:
Ở tường hợp này, số chỉ nhịp ở đầu khuông nhạc là 2/4. Quan sát ô nhịp đầu tiên, ta thấy có 2 hình nốt đen. Trong nhịp 2/4, mỗi phách là 1 hình nốt đen. Vậy ô nhịp 1, là 2 nốt đen cộng lại đủ 2 phách. Vì thế sau 2 nốt đen này là 1 vạch nhịp. Ô nhịp thứ 2, một hình nốt đen và một dấu lặng đen. Dấu lặng đen cũng có trường độ là 1 phách. Khi đủ 2 phách chúng ta lại thấy vạch nhịp tiếp theo. Ô nhịp số 3 là 1 hình nốt trắng. Nốt trắng gấp đôi trường độ so với nốt đen. Chỉ 1 nốt trắng này đã đủ 2 phách nên sau đó cũng là 1 vạch nhịp.
Ví dụ: Nhịp 3/4
3: trong 1 ô nhịp có 2 phách
4: trường độ mỗi phách là 1 hình nốt đen (vì nốt tròn chia làm 4 được 1 hình nốt đen )